CHIẾN THUẬT BÓNG ĐÁ ĐÃ TIẾN HÓA THẾ NÀO TRONG MỘT THẬP KỶ QUA (PHẦN 4)

Mời quý đọc giả tiếp tục theo dõi bài viết “Chiến thuật bóng đá đã tiến hóa thế nào trong một thập kỷ qua (Phần 4)” của tác giả Giáo 5ư

IV, SỰ TRỞ LẠI CỦA BỘ BA TRUNG VỆ

Khi mà bóng đá trở nên tốc độ hơn nhờ phong trào pressing và phản công thì các đội bóng cũng tìm ra những cách thức tốt nhất để có thể chống phản công tốt hơn – lúc này họ nhận ra một điều rằng việc chống phản công bằng hàng tiền vệ phòng ngự từ xa có vẻ như không còn hiệu quả nữa vì biến số quá lớn và một khi tiền vệ phải đuổi theo quả bóng thì sẽ chẳng tạo được ảnh hưởng nào.

Đây là thời điểm mà người ta sử dụng lại một hệ thống phòng ngự tưởng chừng như đã trôi vào dĩ vãng – đó là phòng ngự với ba trung vệ. Khác với các tiền vệ, những trung vệ sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng phải đuổi theo quả bóng vì họ luôn đứng ở dưới cùng. Việc chơi với ba trung vệ sẽ chống phản công rất tốt bởi sẽ luôn có ít nhất ba người tham gia phòng ngự  – và ba là đủ để tạo ra một tổ nhóm độc lập tác chiến.

Người ta nhận ra sự trở lại của hàng phòng ngự ba người ngay từ World Cup 2014 với những đại diện tiêu biểu là Hà Lan của Luis Van Gaal, Chile của Sampaoli và Costa Rica của Jorge Luis Pinto hay phần nào là Argentina của Sabella. Tất cả họ đều chơi cực kỳ ấn tượng, Hà Lan với đội hình tre đã già măng chưa mọc vào tới bán kết, Chile đả bại thuyết phục đương kim vô địch lúc đó Tây Ban Nha, Costa Rica tạo ra địa chấn khi giành vé đi tiếp trong bảng tử thần có Anh, Ý và Uruguay còn Argentina vào tới chung kết và suýt vô địch – dù họ không thực sự chơi với 3 trung vệ nhưng vị trí tiền vệ lùi quá sâu của Mascherano giúp họ chống phản công rất gần với nguyên lý 3 trung vệ.

Tuy vậy, phải đợi tới 2 năm sau thì hệ thống 3 trung vệ mới thực sự trở thành trào lưu sau khi Antonio Conte làm mới nó với vị trí “trung vệ thứ 3”. Thay vì chỉ sử dụng ba trung vệ thuần mạnh mẽ nhưng lại chậm chạp, vị HLV người Ý đã kéo một hậu vệ cánh về chơi trung vệ và khiến hệ thống trở nên cơ động và linh hoạt hơn rất nhiều. Sau khi sử dụng nó và cùng Chelsea vô địch Premier League 2016-2017, Antonio Conte đã tạo ra một trong những trào lưu ấn tượng nhất tại Anh trong thập niên 10s khi có quá nửa các đội ở mùa giải 2017-2018 chơi với hệ thống 3 trung vệ tương tự như Chelsea.

Azpiliqueta của Chelsea hay Nacho Monreal của Arsenal trở thành những cái tên nổi tiếng cho một role mới trong bóng đá (thực ra việc kéo hậu vệ cánh vào đá trung vệ trong hệ thống 3 trung vệ đã có từ lâu ở Serie A, nhưng sau khi Antonio Conte phổ biến nó ở Premier League thì người ta mới có một cái nhìn chi tiết hơn). Bản thân đội tuyển Anh củcũng học tập mô hình này, HLV Southgate đã sử dụng hậu vệ cánh Kyle Walker làm trung vệ thứ 3 trong hệ thống 3 trung vệ của họ, World Cup 2018 năm đó mặc cho nhiều chỉ trích thì đội tuyển Anh cũng đã vào tới bán kết.

Có một điều rất thú vị là đội tuyển Việt Nam dưới thời Park Hang Seo cũng cực kỳ thành công với hệ thống 3 trung vệ với rất nhiều mảng miếng hiện đại trong chiến thuật – nó cho thấy khoảng cách giữa các nền bóng đá dù vẫn còn rất xa nhưng đang dần xích lại gần nhau.

bóng đá park hang seo

Hình ảnh một huấn luyện viên hàng hiệu như Sven Goran Eriksson phải liên tục sử dụng những bài miếng “cổ xưa” như nhồi bóng bổng từ khoảng 40-50m cách khung thành và thất bại trước Park Hang Seo với lối chơi 3 trung vệ kiểu mới nói lên rất nhiều điều.

(còn tiếp…)

1 thought on “CHIẾN THUẬT BÓNG ĐÁ ĐÃ TIẾN HÓA THẾ NÀO TRONG MỘT THẬP KỶ QUA (PHẦN 4)”

  1. Pingback: Real Madrid 3-3 Manchester City: Siêu kinh điển mới - HVKN

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top